TRUNG TÂM THẨM MỸ HÀN QUỐC EVA
Bác sĩ Khải tốt nghiệp Đại học quốc gia SEOUL và các Bác sĩ HÀN QUỐC đảm nhiệm
Dịch Vụ Thẩm Mỹ
Hình Ảnh Thẩm mỹ
Làm Đẹp
Menu
Tư vấn trực tuyến
Trang chủ › Album Và Tin Tức › Bs. Khải & Tư Vấn › Xem tướng cho mũi
Nhược điểm lớn nhất của gương mặt Á đông là mặt tròn, mũi không cao nên không tạo được hình khối cho gương mặt, làm gương mặt không có chiều sâu. Đó là lý do phẫu thuật chỉnh sửa mũi ở châu Á luôn đứng hàng đầu trong phẫu thuật thẩm mỹ. Nhưng phần đông trong số đó khi nghĩ đến việc sửa mũi thì ngoài việc mong muốn được đẹp thì họ còn quan tâm nhiều đến Nhân tướng. Mũi đẹp chưa chắc tốt, cũng như mũi tốt chưa chắc đẹp.
Một chiếc mũi đẹp phải xét tới 2 yếu tố: mỹ học (thẳng, thanh, gọn) và nhân tướng học (không cần thanh nhưng phải thẳng và chóp mũi phải nở tròn đầy đặn), độ dài đạt 1/3 khuôn mặt (tính từ chân tóc trán xuống điểm nhố thấp nhất ở cằm) và thành chóp nghiêng chuẩn không bị dị hình lồi lõm.
Theo thuyết nhân tướng học và Kinh Dịch, mũi được chia làm 3 phần. Mỗi phần thể hiện “một giai đoạn và đặc trưng” của cuộc đời. Khu vực sống mũi gồm: Sơn căn (gốc mũi giữa hai mắt) biểu hiện cho trí lực, liên quan rất lớn đến sự phát triển cuả trí óc và tinh thần. Người có sống mũi cao, gốc mũi cao thường bắt đầu sự nghiệp khá trơn tru cả đường công danh lẫn học tập. Khu vực chuẩn đầu (chóp mũi) biểu hiện cho tiền tài, danh vọng. Hai cánh mũi nếu nở vừa phải, trùm kín 2 lỗ thể hiện cho cuộc sống lứa đôi và gia đình hạnh phúc. Nếu hẹp và xẹp thì lận đận tình duyên và dễ bần hàn về già. Quan điểm tướng số truyền thống cho rằng nếu mũi hanh thông thì cơ thể đầy sinh khí, còn nếu mũi lệch lạc thì sự sống của con người cũng khó mà ổn định và phát triển được.
Đây là lý do phần lớn những người đi sửa mũi ngoài việc làm đẹp còn nghĩ đến chuyện “cải tướng”. Khi khách hàng đi nâng ngực hoặc cắt mắt người ta chỉ quan tâm về mặt mỹ học nhưng chỉ những ca sửa mũi mới phải lưu ý về nhân tướng học. Đa phần người đi sửa mũi hay yêu cầu phải giữ quý tướng vốn có của chíêc mũi là vậy.
Mũi tốt có chắc là đẹp ?
Mũi tốt có 4 loại hình dáng. Đứng đầu là mũi lân. Người có mũi lân (như giáo sư Trần Văn Khê) sẽ cực kì giàu có về kiến thức hoặc chủ sở hữu một loại kho báu hiếm có ở đời.
Kế đến là mũi rồng. Ngắm cho kỹ chiếc mũi của các vị vua là bạn có thể hình dung được thế nào là mũi rồng – chiếc mũi của tham vọng chính trị, của quyền lực và đa nghi. Bởi thế mà các sách xưa hay vẽ chân Dung Tào Tháo với chíêc mũi rồng. Thân mũi rồng cao, dáng thẳng, khoảng cách giữa 2 chân cánh mũi rộng, đầy đặn; chóp mũi hơi phẳng so với chiều cao thân sống mũi và đầu hơi khằm nhẹ (nhưng không phải mũi két); mô chung quanh chóp mũi dày và nở tốt, 2 cánh mũi nở đều.
Thứ nữa là mũi tỏi và mũi mật. Mũi mật chính là chiếc mũi đầy, tròn ửng đỏ, thể hiện sự giàu sang quyền quý của các quý bà. Diễn viên, ca sĩ Minh Hằng là điển hình của chíêc mũi mật. Hình dung về chíêc mũi tỏi, bạn có thể nghiên cứu chiếc mũi của nghệ sĩ cải lương Ngọc Huyền Mũi. Chóp mũi đầy và căng phồng, có ngấn ngăn cách nhẹ với cánh mũi hai bên. Tưởng tượng khi bổ dọc có thể thấy rõ 3 ngấn như hình củ tỏi cắt dọc. Mũi này là không phải là mũi đẹp nhưng tốt tướng. Là chíêc mũi giàu có, thành công, thể hiện cho những người thích danh tính.
Mũi đẹp có chắc tốt ?
Tuy nhiên, không nên nhầm mũi tỏi với mũi cà chua, là lọai mũi không tốt, lúc nào cũng đỏ như viêm mũi. Những người mũi cà chua thường hay sợ sệt, kém tự tin và sức khỏe cũng không tốt. Một dạng mũi khác cũng dễ bị lầm với các mũi “quý tướng” là mũi hin. Từ chóp đến chân ngắn, hai cánh phồng và chân cánh mũi chếch cao. Người có mũi này luôn đem phần thắng về mình và chi li về chuyện tiền nông.
Người ta thường nói Ông Trời không cho ai tất cả và không lấy đi của ai tất cả. Nhiều cô gái được ông trời ban cho chiếc mũi lân. Bởi tuy là chiếc mũi của sự giàu có nhưng lại chẳng thể đẹp hài hòa trên một gương mặt nữ tính. Chuyên gia make-up cũng khó lòng che khuyết điểm.
Qua mỗi thời đại cái đẹp thường cũng có những thay đổi về xu hướng, chúng ta thấy những người đẹp xưa hay thích kiểu mũi hơi khoằm như nghệ sĩ Trà Giang, vì nhìn nó có duyên. Tuy nhiên, mũi này chỉ “có duyên” với đàn ông (nghệ sĩ Quốc Thái và Huy Khánh là ví dụ), còn với phụ nữ thì làm cho gương mặt già đi. Có những người, mũi nhìn vào thấy đứng riêng lẻ trên gương mặt (mũi quá cao trên mặt, không cân xứng với cằm, xương trán và gò má hai bên). Xét về khía cạnh thẩm mỹ thì mũi này đẹp nhưng về nhân tướng học thì… cô độc. Chẳng hạn, cô đào nổi tiếng Brigitte Bardot ở thập niên 50-60. Dù rớt vào cung đào hoa thì về sau cũng cô độc.
Công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ mũi ngày nay đã đi một bước quá xa với cách nay một thập niên so với các phương pháp thẩm mỹ khác, phẫu thuật thẩm mỹ mắt chẳng hạn, tuy nhiên mỗi gương mặt đẹp là một sự hài hòa của tổng thể các nét, do vậy không nên theo trào lưu mà nên nghĩ đến dáng mũi nào hợp với khuôn mặt của mình, lúc đó ngoài cái đẹp thì bạn còn được thuận theo Nhân tướng tốt.
Nguồn: Duyên Dáng Việt Nam (Bài: Ths-Bs Nguyễn Đức Khải – Ảnh: Tư liệu)