TRUNG TÂM THẨM MỸ HÀN QUỐC EVA
Bác sĩ Khải tốt nghiệp Đại học quốc gia SEOUL và các Bác sĩ HÀN QUỐC đảm nhiệm
Dịch Vụ Thẩm Mỹ
Hình Ảnh Thẩm mỹ
Làm Đẹp
Menu
Tư vấn trực tuyến
Trang chủ › Các Câu Hỏi Và Giá Tham khảo › Bác Sĩ Tư Vấn › Những câu hỏi liên quan về phẩu thuật mũi
Câu 1: Cho mình hỏi mũi mình hơi cao và sống mũi hơi to mình muốn làm hẹp sống mũi lại được không, thời gian phẫu thuât là bao lâu và chi phí bao nhiêu? mình toàn thấy mọi người kêu nâng mũi mà không thấy thu hẹp sống mũi, với lại chắc việc thu hẹp, làm nhỏ chi phí rẻ hơn phải không vì không cần phải độn cái gì vào?
Trả lời :
Trước tiên bạn phải chắc là sống mũi bạn thật sự cao hay do đầu mũi bị cụp xuống, vì đa số người Á đông có sống mũi thấp. Nếu sống mũi bạn bị cao thì có thể mài xương để hạ thấp xương mũi, đây là phẫu thuật hay áp dụng ở các nước phương Tây vì sống mũi của người phương Tây thường cao. Nếu sống mũi to thì có thể đục xương mũi 2 bên để làm hẹp sống mũi. Nếu bạn có sống mũi vừa cao vừa to thì bạn có thể phẫu thuật để hạ thấp xương mũi và thu hẹp xương mũi. Bạn thường nghe nhiều về nâng mũi mà không thấy nghe thu hẹp sống mũi là vì đa số người Á đông có sống mũi thấp, hơn nữa phẫu thuật hạ thấp xương mũi và thu hẹp xương mũi là những phẫu thuật khó, phải là bác sỹ chuyên phẫu thuật mũi mới có thể thực hiện. Như đã nói việc thu hẹp sống mũi đòi hỏi phải đục xương mũi 2 bên nên phải gây mê và thời gian phẫu thuật khoảng 1 giờ. Chi phí thu hẹp sống mũi cao hơn nâng mũi, vào khoảng 2000USD-3000USD.
Câu 2: Tôi đã sửa mũi được khoảng 1 năm, thời gian gần đây chóp mũi của tôi liên tục bị đỏ và căng bóng, khi sờ vào có cảm giác thốn đau rất khó chịu. Xin hỏi bs bây giờ tôi phải làm gì cho mũi không còn đỏ và không còn bị đau nữa ?
Trả lời :
Tôi đã có rất nhiều khách hàng có vấn đề tương tự bạn. Nguyên nhân là do lúc trước bạn sửa mũi bằng sụn sillicon không đạt chất lượng, chất liệu silicon quá cứng gây kích ứng da mũi, hơn nữa nếu bạn có da mũi mỏng kèm thêm đặt sống không đúng lớp, làm nặng thêm tình trạng. Để giải quyết vấn đề thì bạn phải đi sửa mũi lại, nhằm thay thế chất liệu silicon, bác sỹ có thể bọc thêm sụn tai hay cân thái dương hoặc sửa bằng sụn sườn. Bạn nên sửa mũi lại sớm vì để lâu da mũi càng mỏng dần. Và một đều nữa bạn nên tìm hiểu kỹ và chọn lựa bác sỹ chuyên phẫu thuật mũi nhằm giải quyết vấn đề này, và bạn mới sửa mũi lần đầu cũng nên chọn bác sỹ chuyên phẫu thuật mũi nhằm tránh đỏ da, căng bóng da.
Câu 3: Tôi sửa mũi được hơn 6 tháng, mũi thì rất đẹp nhưng từ lúc sửa đến giờ phía trên sóng mũi có 1 vết đỏ xuất hiện liên tục, xuất hiện nhiều khi mang khẩu trang hay ra nắng.Liệu đó có phải di chứng sau phẫu thuật không?Triệu chứng đó có gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng tới sức khỏe không?
Trả lời :
Nguyên nhân gây đỏ da của bạn là chất liệu sống silicon không đạt chất lượng, da mũi mỏng hay đặt sống silicon không đúng lớp. Mặc dù đỏ da sống mũi không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng bạn nên đi sửa mũi lại vì lý do thẩm mỹ. Có nhiều cách khắc phục tùy từng trường hợp cụ thể như thay chất liệu sống đạt chất lượng, bóc tách đúng khoang giải phẫu, sửa lại bằng sụn sườn, sụn bọc cân thái dương….
Câu 4: Trước đây mũi tôi bị hếch, tôi đã sửa mũi bằng phương pháp đặt sóng nhân tạo rồi, nhưng vẫn không cải thiện nhiều. Tôi có nghe bạn bè nói về phương pháp dùng sụn tự thân để làm cho mũi dài ra để bớt hỉnh, xin bs giải thích cho tôi rõ hơn về kĩ thuật này?
Trả lời :
Để làm dài đầu mũi hiệu quả bên cạnh việc tạo hình đầu mũi kèm đặt sống silicon bọc sụn tai, có thể sửa mũi bằng sụn sườn. Nếu bạn có mũi hếch và ngắn bên cạnh việc tạo đầu mũi dài ra còn phải kéo dài niêm mạc mũi thì mũi và đầu mũi mới dài ra. Nếu mũi hếch mà chỉ đặt sống silicon đơn thuần thường không mang lại hiệu quả cao. Như vậy đối với mũi hếch và ngắn phương pháp tốt nhất là tạo hình lại đầu mũi, kéo dài niêm mạc mũi và sửa mũi bằng sụn sườn hoặc sửa mũi bằng sụn tai.
Câu 5: Tôi sửa mũi được hơn 5 năm, nay chóp mũi tóp lại nhọn ra và lộ rõ, nhìn vào là người ngoài biết ngay là tôi sửa mũi, tôi rất ngại. Vậy có cách nào sửa lại cho chóp mũi của tôi tròn và không bị lộ rõ ra như thế không?
Trả lời :
Bạn đã bị tụt sống mũi, nguyên nhân là do sụn silicon không đạt chất lượng, đặt sống không đúng khoang, tạo hình sống silicon không tốt. Cách khắc phục là sửa mũi lại bằng sụn tai, sụn bọc cân thái dương hoặc sụn sườn.
Câu 6: Mũi tôi đã sửa hơn 1 năm, đột nhiên 1 vài tháng nay tôi thấy trong lỗ mũi bên trái lộ hẳn ra chân nhọn của sóng mũi nhân tạo, hoàn toàn không thấy đau, không thấy chảy dịch. Xin hỏi bs tôi bị gì ? Có cần phải xử lí gì cho mũi của tôi không?
Trả lời :
Bạn bị lồi implant sống mũi, bạn cần phải phẫu thuật lại ngay vì để lâu có thể gây nhiễm trùng và mất da chổ lồi implant. Có nhiều cách khắc phục tùy trường hợp như cắt bớt chân Implant khâu lại hay sửa mũi lại.
Câu 7: Cho tôi hỏi sống mũi tôi tương đối cao nhưng hơi thô bây giờ tôi muốn sống mũi tôi thanh nhỏ lại có được không?cách làm như thế nào có cải thiện được nhiều không?
Trả lời :
Không biết mũi bạn đã có sửa chưa? Nếu bạn đã sửa mũi sụn silicon thì phẫu thuật tạo hình Implant lại, nếu bạn sửa mũi sụn sườn thì mài bớt sụn. Nếu bạn chưa sửa mũi thì có thể thu hẹp xương mũi và có kết quả rất tốt. Thu hẹp xương mũi bằng cách đục xương mũi 2 bên để sống mũi thon lại, và phẫu thuật này bạn phải gây mê.
Câu 8: Cánh mũi của tôi hơi to và cánh mũi thị bị tẹt .vậy có thể làm cho sống mũi tôi cao lên,thon gọn?
Trả lời :
Thường các bác sỹ sẽ tư vấn bạn cắt cánh mũi nhưng phương pháp này không làm mũi cao lên, không làm giảm độ dày cánh mũi và đặc biệt để lại sẹo kéo cánh mũi xuống. Phương pháp tốt nhất để cánh mũi cao lên và thon gọn là nâng sụn cánh mũi và cắt bớt mô dưới da cánh mũi. Phương pháp này không chỉ hiệu quả mà còn không để lại sẹo.
Câu 9: Phẫu thuật nâng mũi bằng sụn tự thân trong cơ thể mình thì ở đâu? Và có để lại sẹo không?
Trả lời :
Sụn tự thân có thể là sụn tai, sụn vách mũi, cân thái dương, sụn sườn…Sửa mũi sụn tai hay sửa mũi bọc cân thái dương, bên cạnh sụn tự thân phải kèm thêm sụn silicon. Sửa mũi kết hợp sụn tai và sụn vách mũi có thể không dùng sụn silicon nhưng lượng sụn ít nên mũi không cao nhiều. Hiện tại sụn sườn là phương pháp sửa mũi sụn tự thân hoàn toàn, lượng sụn nhiều, kết quả thẩm mỹ rất cao. Sửa mũi sụn tự thân mạc dù có để lại sẹo khoàng 3cm nhưng ở vị trí khó thấy như sau tai (sụn tai), thái dương (cân thái dương), nếp dưới vú (sụn sườn).
Câu 10: Mũi em cao ở đầu mũi và hơi bị gẫy ở phần trên gần hốc mắt. Bác sĩ cho em hỏi, có cách nào chỉnh sửa phần bi gẫy đó mà không mất đi độ cao ở đầu mũi không? Và phương pháp làm như thế nào?Sau khi làm xong, mắt em có bị dựt hay không?
Trả lời :
Có 2 cách có thể làm mất chổ gãy và không làm mắt bị giựt là đặt sụn tai vào chổ gãy (tốt nhất), cũng có thể đặt Implant silicon chỗ gãy
Câu 11: Đầu mũi em hơi bị cụp xuống, cánh mũi to bè sang hai bên. Cho hỏi có cách làm cho đầu mũi cao lên không? Và cánh mũi thon gọn lại mà không cần cắt cánh không ạ?
Trả lời :
Trước tiên bạn phải biết cắt cánh mũi không chỉ để lại sẹo mà còn không giúp đầu mũi cao được. Nâng cánh mũi và tạo hình đầu mũi có thể làm đầu mũi cao, cánh mũi thon gọn mà không để lại sẹo
Câu 12: Cho em hỏi phương pháp nâng mũi lót sụn (bọc sụn) vùng chóp mũi có khác gì so với các phương pháp đặt sụn nhân tạo bình thường không? Khi lấy sun để bọc thì sẽ lấy sụn ở sau tai có phải không? Liệu làm vậy tai có bị biến dạng và có để lại sẹo không? Và khi tiến hành phẩu thuật có đau không?
Trả lời :
Phương pháp nâng mũi bọc sụn khác với phương pháp nâng mũi sụn nhân tạo ở chổ phương pháp nâng mũi sụn nhân tạo chỉ sử dụng sống mũi nhân tạo, còn phương pháp nâng mũi bọc sụn bao gồm sống mũi nhân tạo kết hợp sụn tự thân (thường các bác sỹ sẽ lấy sụn tai), ưu điểm của nâng mũi bọc sụn là giúp kéo dài đầu mũi đối với mũi hếch và giúp ngăn chặn tình trạng bóng và đỏ da đầu mũi. Khi lấy sụn tai thì bác sỹ sẽ rạch 1 đường khoảng 2-3cm sau tai và theo nếp da, như vậy không chỉ sẹo khó thấy mà khi lành gần như không để lại sẹo. Có 2 vị trí sụn ở tai bác sỹ thường hay lấy đó là bản sụn trên và bản sụn dưới, trước đây các bác sỹ thường lấy bản sụn dưới nhưng hiện nay các bác sỹ thường lấy bản sụn trên, khi lấy bản sụn trên thì hoàn toàn không gây biến dạng tai. Khi phẫu thuật bác sỹ sẽ tiêm thuốc tê nên lúc phẫu thuật không đau.
Câu 13: Cháu muốn nâng mũi bọc sụn.Thường thì sẽ lấy sụn ở đâu và có ảnh hưởng gì đến thẩm mỹ ở những vùng lấy sụn không?
Trả lời :
Thường thì lấy sụn ở tai và hoàn toàn không gây biến dạng hay gây mất thẩm mỹ vùng lấy sụn.
Câu 14: Bác sĩ cho em hỏi, em đã nâng mũi được 4 năm. Mới đầu trông mũi cũng tự nhiên lắm. Nhưng đến giờ, mũi em càng ngày càng bong, da đầu mũi mỏng dần. Mặc dù em đã trang điểm phấn thường xuyên nhưng trông vẫn lộ, mà có cảm giác như sắp thủng. Vậy em có thể nâng mũi bọc sụn để đầu mũi dày lên được không?
Trả lời :
Bạn nên phẫu thuật mũi lại sớm để giải quyết vấn đề bóng da đầu mũi. Bóng da là do chất liệu sống nhân tạo không đủ chất lượng (sống quá cứng) nên gây kích ứng da, bào mòn da mũi. Nâng mũi bọc sụn giúp quyết vấn đề bóng da do có sụn tự thân chèn giữa sụn và da nên sụn nhân tạo không gây kích ứng da mũi, và cũng làm da đầu mũi dày lên
Câu 15: Em tính đi nâng mũi nhưng không dám đi vì nghe nói sẽ bị sưng lớn và phải sưng hơn 10 ngày mới hết sưng, có đúng vậy không ạ? Mà em thì đang phải đi làm nghỉ làm nhiều quá thì không tốt .Sau khi mổ có phải băng bó hay nẹp mũi gì không? Người thân, bạn bè có dễ nhận biết được mình nâng mũi không? Mình không muốn mọi người biết vì sợ sẽ bị ngăn cản.
Trả lời :
Sưng nhiều hay ít tùy từng người, tùy phương pháp phẫu thuật, tùy hình dạng mũi. Nói chung sưng sẽ giới hạn trong vòng 7 ngày. Sửa mũi sụn nhân tạo, sửa mũi bọc sụn, sửa mũi bọc cân thì không cần băng bó nhưng sửa mũi sụn sườn cần băng mũi khoàng 3 ngày. Ngay sau sửa mũi thường thì thì mũi hơi sưng nên người khác có thể nhận biết nhưng khi hết sưng thì hoàn toàn tự nhiên, rất khó nhận biết (tất nhiên còn tùy thuộc bác sỹ phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật).
Câu 16: Tôi đang sống ở nước ngoài và muốn về Việt Nam nâng mũi nhưng do thời gian ở lại có hạn. Vì thế muốn hỏi thời gian bao lâu sau khi nâng mũi thì sẽ lành.
Trả lời :
Nếu bạn có thời gian thì sau phẫu thuật nâng mũi khoảng 8-9 ngày thì cắt chỉ, lúc đó bạn có thể về nước. Nếu bạn không có thời gian thì sẽ khâu chỉ tan không cần cắt chỉ và bạn có thể về nước ngay. Tuy nhiên tốt nhất bạn nên ở lại sau phẫu thuật ít nhất 1 tuần để được kiểm tra và săn sóc vết thương.
Câu 17: Tôi muốn hỏi nâng mũi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?
Trả lời :
Về lâu dài nâng mũi không ảnh hưởng sức khỏe
Câu 18: Mũi của tôi cũng không phải là thấp nhưng ở giữa sống mũi lại có 1 điểm gồ và hai bên xương mũi cũng khá to. Lên web tham khảo thì tôi biết được thẩm mỹ Hàn Quốc có xử lý điểm gồ và ép xương mũi cho thon gọn lại. Tôi muốn hỏi Bác sĩ thời gian để phẫu thuật xử lý điểm gồ và ép xương mũi là bao lâu, có phải kiêng cữ gì không?
Trả lời :
Phẫu thuật hạ thấp xương mũi và thu gọn xương mũi đòi hỏi bạn phải gây mê và thời gian phẫu thuật là 1h30’. Nói chung bạn có thể ăn uống thoải mái trừ một số thứ như xôi nếp, sầu riêng….
Câu 19: Cách đây 4 năm em có tới 1trung tâm trên thành phố để tư vấn nâng mũi và nhân viên ở đó tư vấn là mũi em có thể bơm mỡ nhân tạo để tự nhiên hơn và em đã làm nhưng sau một thời gian em cảm thấy mũi bè ra to hơn trước và đặc biệt là rất cứng. Gần đây em đã đi khám và biết được cái mà người ta bơm vào mũi em không phải là mỡ nhân tạo mà đó là Silicon. Bác sĩ cho em hỏi em muốn lấy silicon ra và đặt sống mũi Hàn quốc ngay được không ạ?
Trả lời :
Hiện nay silicon lỏng đã không được phép dùng trong thẩm mỹ, chỉ silicon đặc mới được dùng nhiều trong thẩm mỹ, nếu là silicon lỏng cũng phải được bọc trong vỏ đặc (như túi gel), tiêm trực tiếp silicon lỏng vào cơ thể đã bị cấm. Sillicon lỏng để lâu ở mũi có thể gây phản ứng viêm. Trường hợp của bạn cần phẫu thuật để nạo sạch silicon ra và có thể đặt sống nhân tạo ngay. Tuy nhiên silicon lỏng có thể nằm rất sát da nên cũng rất khó để lấy hoàn toàn silicon ra trong một lần mổ cho nên một số người cũng có thể phải trải qua 2-3 lần phẫu thuật.
Câu 20: Bác sĩ cho em hỏi PTTM mũi có để lại sẹo không? Cơ địa em bị thịt lồi, chỗ vết thương sau khi lành sẽ bị thịt lồi. Nếu như vậy em có thể PTTM mũi được không ạ? Và bác sĩ cho biết cách điều trị sẹo lồi sau PT.
Trả lời :
Có nhiều phương pháp nâng mũi. Nói chung đường mổ ở mũi sâu trong mũi nên không để lại sẹo, vết thương vùng mặt thường rất ít để lại sẹo lồi, nên dù cơ địa sẹo lồi cũng rất ít khi gây sẹo lồi ở mũi. Giả sử nếu có sẹo ở mũi, cách khắc phục cắt bỏ sẹo. Nếu nâng mũi bằng sụn sườn thì có thêm đường lấy sụn khoảng 3 cm ở nếp dưới vú (P). Xử trí sẹo lồi ở ngực thường là tiêm triamcinolone.